Vài ngày sau, Triệu Nhan đem theo bốn người huynh đệ Tô Thức và Lý Công Lân đến một quán rượu lớn nhất bên bến tàu, vừa nhắm rượu vừa thưởng thức phong cảnh trên cảng, chỉ thấy Tô Thức lúc này chỉ vào đám đông đang chờ lên thuyền trên bến cười nói với Triệu Nhan:
Nghe thấy lời của Tô Thức, chưa đợi Triệu Nhan cất lời, Lý Công Lân bên cạnh cướp lời:
Lý Công Lân vừa dứt lời, Triệu Nhan lại cười lớn nói:
Bá Thời huynh lo xa rồi, những người đi Lã Tống trên bến cảng này đích thực không thể ai cũng tìm được vàng, nhưng Lã Tống bên đó sản vật phong phú, cho dù không thấy vàng, chỉ riêng các sản vật khác cũng đủ để họ kiếm chác được khoản lớn rồi, ví dụ như lông thú đáng giá trên đảo, gỗ rừng quý báu, và các khoáng sản khác, nếu thực sự không được, cho dù ở đó khai hoang trồng lúa nước, chỉ cần chăm chỉ, cũng có thể lập nên gia nghiệp.
Thì ra là thết
Lý Công Lân lúc này mới sáng tỏ, y trước đó suy nghĩ quá phiến diện, còn cho rằng Triệu Nhan đưa những người này đến Lã Tống là để khai thác mỏ vàng, nhưng bây giờ xem ra, những người này giống đi khai khẩn Lã Tống hơn.
Tô Triệt nấy giờ im lặng lúc này cất tiếng hỏi.
Triệu Nhan khi nói đến cuối, khuôn mặt cũng lộ ra vẻ kiên quyết, hắn vốn không mong muốn vừa mới đầu đã xích mích với thổ dân, nhưng cũng không thể †ỏ ra quá mềm yếu, không thì không những khiến chúng cho rằng họ dễ bắt nạt, mặt khác cũng tạo nên hiềm khích với dân Đại Tống đến Lã Tống, vì thế lúc cần thiết hắn thậm chí đã có ý định giết vương quốc thổ dân nào đó thị oai.
Khi nói tới đây, Triệu Nhan chợt nhớ tới một việc, liền cười nói với Tô Triệt và Lý Công Lân:
Báo chí xưa nay đều là tiếng nói của triều đình, nhật báo Đại Tống mà trước kia Triệu Nhan làm ở kinh thành là do Tô Triệt và Lý Công Lân chịu trách nhiệm, song nhật báo Đại Tống chủ yếu là ở kinh thành, sức ảnh hưởng với bên ngoài cũng chỉ trong khu vực phía bắc, khu vực Trường Giang xuống phía nam chỉ có rất ít người biết đến nhật báo Đại Tống, hoặc có được một ít tờ báo cũ từ đâu đó, nên sau khi Triệu Nhan đến Quảng Châu, thì quyết định soạn một tờ báo, như vậy cũng tiện cho hắn làm việc.
Tô Triệt lúc này trả lời, đừng thấy y bình thường kiệm lời, nhưng lại cực kì giỏi trong lĩnh vực hành chính, trong lịch sử con đường làm quan của y cũng có tiền đồ hơn Tô Thức, chắc rằng chính nhờ năng lực của y trong lĩnh vực hành chính.
Triệu Nhan lúc này lại hỏi, máy in ấn chữ cần người thợ bắt buộc phải biết chữ, mặt khác cũng cần rèn luyện về mặt sắp xếp bố cục chữ, có thể nói vô cùng phức tạp, vì thế Triệu Nhan mới hỏi như vậy.
Lúc này Lý Công Lân cũng mỉm cười đáp, y cũng hết sức nể phục năng lực hành chính của Tô Triệt, cho nên ngày thường ở tòa soạn, thông thường đều do. Tô Triệt quyết định.
Thì ra là vậy, Tử Do huynh nghĩ thật chu đáo! Triệu Nhan nghe xong cực kì vui mừng, tiếp sau đó lại lên tiếng hỏi: - Đúng rồi, tên của tờ báo các huynh đã nghĩ chưa?
Nghĩ ra rồi, vốn dĩ chúng thần muốn trực tiếp đặt là nhật báo Quảng Châu, nhưng sau đó suy nghĩ hồi lâu, chúng thần soạn ra tờ báo này là để người dân vùng Trường Giang trở về phía nam cũng có thể đọc được báo, cho nên quyết định đặt tên là nhật báo Giang Nam!
Vừa nói đến việc đặt tên, Lý Công Lân lập tức hứng khởi đáp.
Triệu Nhan lúc này cũng không kìm được cười lớn nói, Tô Thức bên cạnh cũng mỉm cười.
Sau khi tán gẫu vài câu, Tô Thức lúc này bỗng chợt hỏi Triệu Nhan:
Điện hạ, nghe nói mấy ngày nữa người sẽ đi Quỳnh Châu một chuyến, vừa hay thần cũng chẳng có việc gì làm ở đây, không biết có thể đồng hành cùng người đến Quỳnh Châu không, tiện thể đến thăm hỏi Tử Dung huynh một chút?
Ha ha, ta còn đang lo đến Quỳnh Châu đường xá xa xôi, trên đường đi không có ai tán gẫu, nếu Tử Chiêm huynh đã muốn cùng đi, ta cầu còn không được nữa là
Triệu Nhan nghe thấy lời của Tô Thức cũng không khỏi cười lớn nói. Hắn đi Quỳnh Châu chủ yếu là vì quặng sắt ở Quỳnh Châu và tham gia nghỉ thức khai trương xưởng đóng tàu.
Lúc này Lý Công Lân tò mò hỏi, thân là chủ toà soạn báo, y cập nhật tin tức vô cùng linh hoạt, đến sự tình ở Quỳnh Châu cũng biết đôi chút.
Triệu Nhan mỉm cười nói.
Lý Công Lân nghe thấy vậy lại hỏi dồn.
Triệu Nhan lại nhắc nhở Lý Công Lân.
Tô Triệt mỉm cười nói, tòa soạn đã gần hoàn tất, vì thế thiếu một trong hai người họ cũng không ảnh hưởng tới ấn phẩm phát hành của tòa soạn.
Triệu Nhan nghe thấy vậy cũng cười nói, Quỳnh Châu cũng chiếm một vị trí quan trọng trong kế hoạch của hắn, có thể để Lý Công Lân bọn họ đăng tin nhiều về Quỳnh Châu một chút, tăng thêm sức hấp dẫn cho Quỳnh Châu cũng là một chuyện tốt.
Mấy ngày sau, Triệu Nhan cuối cùng lại ngồi thuyền rời xa Quảng Châu, lần này người tháp tùng hắn đi Quỳnh Châu ngoài Tô Thức và Lý Công Lân ra, còn có Tào Tung, tuy rằng đích đến của Tào Tung không phải là Quỳnh Châu, mà là cảng Trầm Thủy, vì Triệu Nhan định tập trung vào Thị Bạc ty ở Quảng Châu, ở các cửa cảng trên vùng biển Đại Tống đều thiết lập Thị Bạc ty, hiện nay Thị Bạc ty ở các. vùng như Tuyền Châu, Hàng Châu đã được khôi phục, bên cảng Trầm Thủy vừa thiếu nhân công vừa thiếu kinh nghiệm, nên Tào Tung đưa một nhóm người đến Trầm Thủy trợ giúp.
Trải qua một thời gian đi tàu, sắp đến được Quỳnh Châu, Triệu Nhan ăn trưa xong ngồi trong khoang thuyền ngâm cứu một tấm bản đồ trên bàn, cân nhắc phương hướng phát triển tiếp theo, nhưng lúc này Tào Tung lại chợt đẩy cửa bước vào, nhìn thấy hắn liền cười nói:
Triệu Nhan chỉ vào vùng tam giác giữa ba hòn đảo, khống chế vùng biển này mới là bước đầu kế hoạch hắn tiếp quản ngành hải mậu.
'Tào Tung nghe thấy vậy cũng không khỏi chăm chú xem xét bản đồ trên bàn, kết quả phát hiện vị trí của ba đảo lớn thật sự vô cùng quan trọng, đặc biệt là giống như Triệu Nhan nói, nếu thật sự có thể nắm trọn ba đảo lớn này, thì Đại 'Tống sẽ thâu tóm cả vùng biển đáng giá đó, hèn chỉ hắn lại coi trọng Quỳnh Châu và Lã Tống như vậy.
Khi Triệu Nhan và Tào Tung đang trò chuyện, bỗng nhiên bên ngoài có người tới bẩm báo, nói là Quỳnh Châu đã ở phía trước, sắp cập bờ rồi, khiến Triệu Nhan lập tức ra khỏi khoang thuyền, chỉ là không biết đã lâu như vậy rồi không đến, thành Quỳnh Châu có còn đổ nát như xưa không?
p/s: Thị Bạc ty là cơ quan được thiết lập để quản lí ngành thương mại trên biển tại các cửa cảng ở các thời Tống, Nguyên, và Minh của Trung Quốc.